Phòng ngừa dịch Cúm mùa và Cúm A (H1N1)

Bệnh cúm mùa có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh

Virus thuộc họ Orthomyxoviridae, được phân thành ba nhóm A, B và C dựa trên thành phần các protein lõi. Trong đó, chỉ có nhóm virus loại A và B có thể gây bệnh ở người. Các phân nhóm của virus cúm A được xác định bởi vỏ bọc glycoprotein có chưa hoặc haemagglutinin (HA) hoặc neuraminidase (NA) hoạt động. Hiện có 16 phân nhóm HA và 9 phân nhóm NA của virus cúm A nhận diện tồn tại trong các quần thể chim hoang dã. Ở người, các phân phân nhóm virus cúm thường gặp bao gồm H1, H2, hoặc H3 và N1 hoặc N2 và thuỷ sản. Con người thường bị nhiễm bệnh do virus của phân nhóm H1, H2 hoặc H3, và N1 hoặc N2. T.

Đường lây truyền

Virus cúm chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp dưới dạng những hạt nước nhỏ văng ra khi ho hay hắt hơi.Vì vậy, tình trạng lây nhiễm qua đường không khí trong cự ly gần có thể xảy ra, nhất là trong một không gian kín và đông đúc. Lây nhiễm do bàn tay tiếp xúc cũng có thể là một nguồn lây.

Biểu hiện của bệnh

Một khi bị lây nhiễm, tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính biểu hiện dưới nhiều cấp độ nghiêm trọng khác nhau, từ mức độ nhẹ gần như không có triệu chứng cho đến mức nặng có thể gây gây tử vong. Những triệu chứng thường gặp khi nhiễm bệnh cúm bao gồm sốt một cách đột ngột, ớn lạnh, đau họng, ho khan, thường kèm theo đau đầu, sổ mũi, đau nhức mình mẩy và mệt lả người. Các biến chứng của nhiễm cúm có thể bao gồm viêm phổi do chính virus cúm, viêm phổi nhiễm trùng, viêm tai giữa và bùng phát những đợt cấp của những bệnh lý mạn tính, chẳng hạn đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thông thường, bệnh có xu hướng nặng hơn ở một số đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người có những bệnh lý mạn tính và người có hệ miễn dịch bị suy yếu.

Tỉ lệ tử vong do bệnh cúm mùa chủ yếu gặp ở những bệnh nhân lớn tuổi và bệnh nhân đang có sẵn các bệnh lý mãn tính. Bệnh cúm A (H1N1) cũng ảnh hưởng tương tự như bệnh cúm mùa. Bệnh cúm A H1N1 thường hay gặp vào mùa hè. Cần lưu ý là tỉ lệ tử vong do cúm A H1N1 cao hơn ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi khòe mạnh. Tỷ lệ số trường hợp bị viêm phổi do virus cũng cao hơn.

Lời khuyên của bác sĩ

Hạn chế những nơi đông đúc.

Duy trì tình trạng miễn dịch của cơ thể thông qua việc dinh dưỡng tốt, hoạt động thể lực thường xuyên và nghỉ ngơi đầy đủ.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người đang bị nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hoặc môi trường mà họ đang sống.

Người mắc bệnh nên giữ khoảng cách phù hợp với người khỏe mạnh, nên che miệng bằng khăn dùng một lần hoặc khăn tay và rửa tay thường xuyên, hoặc mang khẩu trang phù hợp.

Cần đi khám ngay với bác sĩ khi bạn mắc các triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm, nhất là những bệnh nhân lớn tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành, bệnh suy tim, suy thận, bệnh nhân xơ gan, bệnh ung thư hoặc các bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy yếu như bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế hệ miễn dịch, bệnh nhân đang hóa trị, vv… Những bệnh nhân có nguy cơ bị các biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm nên chủ động đi tiêm vắc-xin ngừa cúm.

Hiện nay, Trung tâm tiêm ngừa vắc xin của Bệnh viện quốc tế City sẽ tư vấn và hướng dẫn đầy đủ cho tất cả các bệnh nhân có nhu cầu cũng như cung cấp dịch vụ tiêm ngừa cúm. 


Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *