Bác sĩ Nguyễn Đức Khoan, khoa Tiết niệu của Bệnh viện Quốc tế City ấn tượng một bệnh nhân 60 tuổi gặp trường hợp “són” tiểu nhưng ngại ngùng không dám nói tình trạng, mà âm thầm chịu đựng hơn 10 năm.
Đường tiết niệu là nơi giúp cơ thể thải bỏ những chất độc hòa tan trong máu. Các cơ quan tiết niệu bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Có năm nhóm bệnh thường gặp về đường tiết niệu như: Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàn quang, sỏi niệu quản, sỏi niệu đạo); Nhiễm trùng tiết niệu (thận, bàng quang, niệu đạo); Bứu lành và bứu ác (bứu thận, bứu bàng quang, bứu tuyến tiền liệt); Chấn thương(bộ phận sinh dục, đường niệu, thận) và cuối cùng là dị tật bẩm sinh (thận ứ nước, niệu đạo và tinh hoàn dị tật)
Bác sĩ Nguyễn Đức Khoan – Khoa Tiết niệu của Bệnh viện Quốc tế City cho biết: “Khi khám chữa bệnh, tôi thuường gặp nhiều trường hợp sỏi, nhiễm trùng. Tuy tỷ lệ nam nữ mắc bệnh niệu là tương đương nhau, nhưng phụ nữ thường nhiễm trùng đường tiểu dưới do có cấu trúc niệu đạo ngắn, thẳng, sát âm đạo và gần hậu môn nên rất dễ nhiễm khuẩn. Còn nam giới thì thường bị bệnh sỏi. Người lớn tuổi thì mắc các bệnh về bướu. Riêng trẻ em thì hay gặp các dị tật bẩm sinh như hẹp da bao quy đầu, niệu đạo đóng thấp”.
Bác Khoan chia sẻ về một bệnh nhân gần đây: “Những ngày qua, tôi có khám cho một bệnh nhân trên 60 tuổi, cô ấy hơn 10 năm nay tiểu không kiểm soát, luôn bị “són” phải mang tã. Cô ấy sống một mình, luôn âm thầm chịu đựng, lầm tưởng đây là căn bệnh người già ai cũng gặp phải. May mắn khi người anh trai phát hiện, tìm hiểu về căn bệnh này và đưa cô ấy vào bệnh viện. Ca mổ tôi thực hiện diễn ra trong hai giờ, bệnh nhân nằm viện khoảng 3 ngày và được xuất viện. Những lần tái sau đó không còn gặp tình trạng tiểu không kiểm soát, hay phải mang tã nữa. Tình trạng sức khỏe và tâm lý của cô ấy đã được cải thiện rất nhiều, sinh hoạt thường ngày giờ đây đã ổn định hơn”.
So sánh giữa người bình thường và bệnh nhân mắc chứng tiểu không kiểm soát (stress incontinence)
Công tác ở bệnh viện Chợ Rẫy từ khi ra trường, bác sĩ Nguyễn Đức Khoan đã gắn bó với Bệnh viện Quốc tế City từ những ngày đầu thành lập. Tại đây, bác sĩ thường xuyên gặp những trường hợp nghiêm trọng như sỏi san hô hai bên gây suy thận, nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng bắt buộc phải mổ nhanh để lấy sỏi, dẫn lưu.
Ảnh minh họa hạt sỏi bên trong hệ thống thận
Đây là trường hợp của một bệnh nhân người Campuchia, bà ấy nhập viện trong tình trạng suy kiệt và thiếu máu, khoa tiến hành xét nghiệm, chụp hình và lên kế hoạch phẫu thuật ngay cho nguời bệnh. Bệnh nhân bị sỏi thận hai bên, được tiến hành mổ trước một bên thận, hai tuần sau mới thực hiện cho bên còn lại. Việc điều trị trong viện và tại nhà kéo dài tầm một tháng trước khi bệnh nhân hoàn toàn khỏi bệnh.
Theo bác sĩ Khoan: “Đối với những căn bệnh về đường tiết niệu, bệnh nhân không nên xem thường các triệu chứng thường ngày cũng như tự ý mua thuốc điều trị. Người bệnh cần đi đến các trung tâm y tế để được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành chẩn đoán và điều trị chính xác, kịp thời, tránh để bệnh tình chuyển biến nặng, gây khó khăn cho việc chữa trị dứt điểm”.
Để biết thêm thông tin xin quý khách vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
Bệnh viện Quốc tế City: 028) 6280 3333, máy nhánh: 8424 hoặc 8402 để được tư vấn.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Bấm phím 0) để gặp tổng đài viên.
Website: www.cih.com.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
Leave a Reply